Đức ái Mục tử – "nhân đức đặc loại" của người linh mục
Tin Công Giáo - Nhân đức là một tập quán thường xuyên và kiên trì để thực hành điều tốt, xuất phát từ sự lựa chọn căn bản mang tính hiện sinh hướng tới sự thiện, với tất cả cảm quan và tinh thần của chủ thể. Mọi nhân đức đều phục vụ cho mục tiêu tối hậu là làm vinh Danh Chúa và phục vụ ơn cứu độ con người. Nói cách khác, mọi nhân đức đều qui hướng về tình yêu Thiên Chúa và yêu thương mọi người.
Theo truyền thống, người ta chia các nhân đức thành hai loại: Các nhân đức nhân bản (cũng gọi là các nhân đức trụ hay các nhân đức luân lý) gồm bốn nhân đức chính: khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ; Và các nhân đức đối thần gồm: tin, cậy, mến, trong đó đức mến là nhân đức cao trọng hơn cả (x. 1Cr 13, 1-13). Tuy nhiên, việc tập luyện, thực hành và phát huy các giá trị khách quan tương ứng với các nhân đức là đòi hỏi tự thân không riêng đối với các linh mục và tu sỹ, nhưng đối với tất cả mọi Kitô hữu. Đàng khác, một đời sống thánh thiện và đạo hạnh cũng không là “đặc quyền” của các giáo sỹ và tu sỹ, nhưng là lời mời gọi tha thiết đối với mọi Kitô hữu, theo một gương mẫu lớn nhất và khả tín nhất là Đức Giêsu Kitô. Vì thế, những ai càng có nhiều kinh nghiệm về vẻ đẹp và những giá trị của các nhân đức thì họ càng dễ dàng thực hành các nhân đức hơn, bất kể họ đang đảm nhận bậc sống nào.
Riêng với các linh mục và cho sứ vụ mục tử – một “sứ vụ biệt loại” nhận được qua bí tích Truyền Chức, các ngài được thông phần vào đức ái mục tử của Chúa Kitô, và đức ái đó trở nên như một “nhân đức đặc loại” cho riêng người linh mục, để các ngài được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là Đầu và là Mục Tử.
Quả thế, đời sống và sứ vụ của người linh mục phải được khởi đầu bằng “động lực tình yêu” – một thứ “nguyên động lực” mà từ đó, các ngài múc lấy lòng can đảm và niềm hăng say dấn thân một cách không do dự cho sứ vụ mục tử của mình theo gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Với căn tính và sứ vụ (và cũng là ơn ban) nhận được sau khi lãnh bí tích Truyền Chức, người lãnh nhận trở nên linh mục, và là mục tử chứ không phải là làm linh mục như một nghề, để cùng với sứ vụ được trao ban đó, người linh mục được đòi hỏi ngày càng trở nên “phiên bản” của Mục Tử Giêsu hơn cho đoàn chiên. Hơn nữa, Nguyên Mẫu Giêsu phải được họa lại trong chính đời sống và sứ vụ của người linh mục, bởi từ Nguyên Mẫu ấy, người linh mục đã nhận được đức ái mục tử – một nhân đức đặc loại của căn tính mình. Chính vì thế, khi được thánh hiến nhờ bí tích Truyền Chức, cũng là lúc người linh mục được sai đi trong tư cách của Chúa Kitô là Đầu và là Mục Tử với “nguồn cội tột cùng của căn tính ở trong tình yêu của Chúa Cha, kết hợp cách bí tích với Chúa Con là Thượng Tế và là Mục Tử Nhân Lành, trong quyền năng của Thánh Thần” (PDV 18).
Như thế, ơn gọi linh mục và thực thi sứ vụ tông đồ là một ơn ban xuất phát từ ý muốn của Đức Kitô và cũng là ý muốn của Chúa Cha (x. Mc 3,13-15). Ơn ban này trải theo quá trình được kêu gọi, được huấn luyện, được chọn lựa và được trao ban tương ứng với việc can đảm lắng nghe, chấp nhận biến đổi, hăng say đáp trả và ước ao đón nhận của người ứng sinh linh mục. Quá trình đó được thực hiện trong và qua Giáo Hội, cùng với việc đào tạo và tự đào tạo, các ứng sinh linh mục không ngừng được Thánh Thần tác động làm cho trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô để phục vụ công trình cứu độ của Thiên Chúa Cha. Bởi đó, đức ái mục tử nơi người linh mục chỉ được khởi đi và tùy thuộc nhờ việc ở với Chúa Giêsu, thuộc về Chúa Giêsu và nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu để, mọi ngôn hành của linh mục đều trong tư cách của Chúa Kitô là Đầu (in persona Christi Capitis). Cũng trong ý nghĩa đó, việc sống đời độc thân linh mục và trinh khiết thánh hiến luôn là dấu chỉ sáng ngời của đức ái mục tử, bởi người linh mục được nối kết thâm sâu với tình yêu Chúa Kitô để trở nên gương mẫu và sức mạnh cho đoàn chiên.
Để xứng đáng là gương mẫu và là sức mạnh cho đoàn chiên, người linh mục phải mặc lấy đức ái mục tử và nhận nó như là nguồn sinh ra năng lực (power) cho đời sống và sứ vụ của mình. Chính vì thế có thể nói, đức ái mục tử là “nhân đức gốc” và là “mẹ” sinh ra các nhân đức phụ thuộc khác nhờ đó, người linh mục mới có thể thực thi sứ vụ của mình bằng việc sống tử tế, hiếu hòa, nhẫn nại, hiền lành, cảm thông, can đảm, tự chủ, thành thật, sẵn sàng, giản dị, tiết độ, khiêm tốn… để phục vụ đoàn chiên. Đức ái mục tử vừa là động lực vừa là hướng đích của đời sống và thừa tác vụ mà người linh mục theo đuổi và vươn tới, trong sự nối dài đời sống và sứ vụ của Chúa Kitô Mục Tử.
Khi được chọn gọi phục vụ chương trình cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội, người linh mục được phú ban thêm một “căn tính biệt loại” (PDV 12), theo đó, đức ái mục tử trở nên “nguyên lý nội tại” của căn tính đó và của toàn bộ đời sống người linh mục:
“Nguyên lý nội tại, nhân đức thôi thúc và hướng dẫn đời sống thiên liêng của linh mục, xét như nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là Đầu và Mục Tử, chính là đức ái mục tử, thông phần vào đức ái mục tử của Đức Kitô Giêsu: đó là ơn nhưng không của Thánh Thần và, đồng thời về phía linh mục, là sự dấn thân và lời mời gọi để đáp trả trong tự do và có trách nhiệm” (PDV 23).
Chính vì thế, ngoài các đòi hỏi căn bản về khả năng thích hợp với bốn chiều kích: nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ, thì, nếu người linh mục không mang trong mình những tâm tình, thái độ và hành động của Chúa Kitô Mục Tử, họ vẫn có nguy cơ trở thành như những nhân viên xã hội hoặc công chức nhà nước. Chắc chắn rằng, nếu không qui chiếu đời sống và sứ vụ của mình về Đức Ái của Đức Kitô thì người linh mục khó có thể cảm thông với người tội lỗi, chữa lành người đau yếu và giúp đỡ người nghèo của Đức Kitô được. Mọi ngôn hành của linh mục trước hết và trên hết phải là sự bày tỏ Đức Ái của Chúa Kitô trên giáo dân của ngài, để cùng với ơn Chúa, người linh mục mới có thể giúp khơi lên nơi tâm hồn những giáo dân khô khan, nguội lạnh ngọn lửa mến Chúa, yêu người.
Đức ái mục tử được cụ thể hóa khi các linh mục thực thi ba chức năng: rao giảng, thánh hóa và quản trị; và các ngài chỉ có thể bộc lộ rõ sự thật về căn tính của mình là “hiện thân của Chúa Kitô Mục Tử” khi các chức năng đó được thấm đẫm tinh thần đức ái. Khi người linh mục rao giảng, các ngài hiền hòa giải thích, động viên, khuyên bảo, sửa dạy với tình thương của người mục tử, bằng những lời đã được các ngài chiêm niệm và thực hành trong cuộc sống rút ra từ Lời Hằng Sống là Tin Mừng. Khi trung thành cử hành Hy Tế Thánh Thể để trao ban tình yêu sự sống cùng với việc sẵn sàng dang tay đón những người tội lỗi hối cải trở về với Chúa qua bí tích Hòa Giải, người linh mục mới thực sự trở nên tấm bánh cho đoàn chiên mình. Nhờ qui hướng về Đức Ái của Chúa Giêsu, người linh mục mới có thể quản trị giáo xứ của mình bằng tình thương và sự công bằng qua việc phục vụ hết mọi thành viên trong cộng đoàn không phân biệt, nhưng ưu tiên những người nghèo và những người bị gạt ra bên lề. Chính đức ái mục tử thúc đẩy linh mục không ngừng tìm hiểu, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của mọi giáo dân, chăm sóc họ như người cha chăm sóc con mình và chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn của đời sống họ. Có thể khẳng định rằng, “linh hồn” của các chức năng của người mục tử chính là đức ái mục tử, để khi thi hành các chức năng này với tâm hồn tông đồ theo gương Vị Mục Tử Nhân Lành, người linh mục mới có thể biết chiên, yêu mến chiên, chăm sóc chiên, bảo vệ chiên và hi sinh tính mạng vì đoàn chiên.
Hiệu quả và ý nghĩa của sứ vụ mục tử tùy thuộc vào mức độ sống đức ái của người linh mục theo gương Chúa Kitô Mục Tử. Khi người linh mục dành ưu tiên trên hết cho tình yêu Chúa và khao khát phục vụ tha nhân vì Chúa, thì đức ái mục tử của Chúa Giêsu sẽ được đổ tràn trên các ngài. Chỉ nhờ đức ái mục tử mà cha Thánh Gioan Maria Vianney đã nhận ra những nhu cầu thiêng liêng cần thiết của giáo dân xứ Ars, và ngài đã dành trọn thời gian và cả cuộc đời mình để dâng Thánh Lễ, ngồi tòa giải tội, cầu nguyện, thăm viếng giáo dân… trong tinh thần khiêm nhường và hi sinh phục vụ.
Và thật thế, trong khi sống và thi hành sứ vụ mục tử, đức ái mục tử phải trở nên nguyên lý nội tại của căn tính người linh mục, và đức ái đó phải vượt trên tất cả để người linh mục làm được tất cả và có được tất cả.
Theo truyền thống, người ta chia các nhân đức thành hai loại: Các nhân đức nhân bản (cũng gọi là các nhân đức trụ hay các nhân đức luân lý) gồm bốn nhân đức chính: khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ; Và các nhân đức đối thần gồm: tin, cậy, mến, trong đó đức mến là nhân đức cao trọng hơn cả (x. 1Cr 13, 1-13). Tuy nhiên, việc tập luyện, thực hành và phát huy các giá trị khách quan tương ứng với các nhân đức là đòi hỏi tự thân không riêng đối với các linh mục và tu sỹ, nhưng đối với tất cả mọi Kitô hữu. Đàng khác, một đời sống thánh thiện và đạo hạnh cũng không là “đặc quyền” của các giáo sỹ và tu sỹ, nhưng là lời mời gọi tha thiết đối với mọi Kitô hữu, theo một gương mẫu lớn nhất và khả tín nhất là Đức Giêsu Kitô. Vì thế, những ai càng có nhiều kinh nghiệm về vẻ đẹp và những giá trị của các nhân đức thì họ càng dễ dàng thực hành các nhân đức hơn, bất kể họ đang đảm nhận bậc sống nào.
Riêng với các linh mục và cho sứ vụ mục tử – một “sứ vụ biệt loại” nhận được qua bí tích Truyền Chức, các ngài được thông phần vào đức ái mục tử của Chúa Kitô, và đức ái đó trở nên như một “nhân đức đặc loại” cho riêng người linh mục, để các ngài được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là Đầu và là Mục Tử.
Quả thế, đời sống và sứ vụ của người linh mục phải được khởi đầu bằng “động lực tình yêu” – một thứ “nguyên động lực” mà từ đó, các ngài múc lấy lòng can đảm và niềm hăng say dấn thân một cách không do dự cho sứ vụ mục tử của mình theo gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Với căn tính và sứ vụ (và cũng là ơn ban) nhận được sau khi lãnh bí tích Truyền Chức, người lãnh nhận trở nên linh mục, và là mục tử chứ không phải là làm linh mục như một nghề, để cùng với sứ vụ được trao ban đó, người linh mục được đòi hỏi ngày càng trở nên “phiên bản” của Mục Tử Giêsu hơn cho đoàn chiên. Hơn nữa, Nguyên Mẫu Giêsu phải được họa lại trong chính đời sống và sứ vụ của người linh mục, bởi từ Nguyên Mẫu ấy, người linh mục đã nhận được đức ái mục tử – một nhân đức đặc loại của căn tính mình. Chính vì thế, khi được thánh hiến nhờ bí tích Truyền Chức, cũng là lúc người linh mục được sai đi trong tư cách của Chúa Kitô là Đầu và là Mục Tử với “nguồn cội tột cùng của căn tính ở trong tình yêu của Chúa Cha, kết hợp cách bí tích với Chúa Con là Thượng Tế và là Mục Tử Nhân Lành, trong quyền năng của Thánh Thần” (PDV 18).
Như thế, ơn gọi linh mục và thực thi sứ vụ tông đồ là một ơn ban xuất phát từ ý muốn của Đức Kitô và cũng là ý muốn của Chúa Cha (x. Mc 3,13-15). Ơn ban này trải theo quá trình được kêu gọi, được huấn luyện, được chọn lựa và được trao ban tương ứng với việc can đảm lắng nghe, chấp nhận biến đổi, hăng say đáp trả và ước ao đón nhận của người ứng sinh linh mục. Quá trình đó được thực hiện trong và qua Giáo Hội, cùng với việc đào tạo và tự đào tạo, các ứng sinh linh mục không ngừng được Thánh Thần tác động làm cho trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô để phục vụ công trình cứu độ của Thiên Chúa Cha. Bởi đó, đức ái mục tử nơi người linh mục chỉ được khởi đi và tùy thuộc nhờ việc ở với Chúa Giêsu, thuộc về Chúa Giêsu và nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu để, mọi ngôn hành của linh mục đều trong tư cách của Chúa Kitô là Đầu (in persona Christi Capitis). Cũng trong ý nghĩa đó, việc sống đời độc thân linh mục và trinh khiết thánh hiến luôn là dấu chỉ sáng ngời của đức ái mục tử, bởi người linh mục được nối kết thâm sâu với tình yêu Chúa Kitô để trở nên gương mẫu và sức mạnh cho đoàn chiên.
Để xứng đáng là gương mẫu và là sức mạnh cho đoàn chiên, người linh mục phải mặc lấy đức ái mục tử và nhận nó như là nguồn sinh ra năng lực (power) cho đời sống và sứ vụ của mình. Chính vì thế có thể nói, đức ái mục tử là “nhân đức gốc” và là “mẹ” sinh ra các nhân đức phụ thuộc khác nhờ đó, người linh mục mới có thể thực thi sứ vụ của mình bằng việc sống tử tế, hiếu hòa, nhẫn nại, hiền lành, cảm thông, can đảm, tự chủ, thành thật, sẵn sàng, giản dị, tiết độ, khiêm tốn… để phục vụ đoàn chiên. Đức ái mục tử vừa là động lực vừa là hướng đích của đời sống và thừa tác vụ mà người linh mục theo đuổi và vươn tới, trong sự nối dài đời sống và sứ vụ của Chúa Kitô Mục Tử.
Khi được chọn gọi phục vụ chương trình cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội, người linh mục được phú ban thêm một “căn tính biệt loại” (PDV 12), theo đó, đức ái mục tử trở nên “nguyên lý nội tại” của căn tính đó và của toàn bộ đời sống người linh mục:
“Nguyên lý nội tại, nhân đức thôi thúc và hướng dẫn đời sống thiên liêng của linh mục, xét như nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là Đầu và Mục Tử, chính là đức ái mục tử, thông phần vào đức ái mục tử của Đức Kitô Giêsu: đó là ơn nhưng không của Thánh Thần và, đồng thời về phía linh mục, là sự dấn thân và lời mời gọi để đáp trả trong tự do và có trách nhiệm” (PDV 23).
Chính vì thế, ngoài các đòi hỏi căn bản về khả năng thích hợp với bốn chiều kích: nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ, thì, nếu người linh mục không mang trong mình những tâm tình, thái độ và hành động của Chúa Kitô Mục Tử, họ vẫn có nguy cơ trở thành như những nhân viên xã hội hoặc công chức nhà nước. Chắc chắn rằng, nếu không qui chiếu đời sống và sứ vụ của mình về Đức Ái của Đức Kitô thì người linh mục khó có thể cảm thông với người tội lỗi, chữa lành người đau yếu và giúp đỡ người nghèo của Đức Kitô được. Mọi ngôn hành của linh mục trước hết và trên hết phải là sự bày tỏ Đức Ái của Chúa Kitô trên giáo dân của ngài, để cùng với ơn Chúa, người linh mục mới có thể giúp khơi lên nơi tâm hồn những giáo dân khô khan, nguội lạnh ngọn lửa mến Chúa, yêu người.
Đức ái mục tử được cụ thể hóa khi các linh mục thực thi ba chức năng: rao giảng, thánh hóa và quản trị; và các ngài chỉ có thể bộc lộ rõ sự thật về căn tính của mình là “hiện thân của Chúa Kitô Mục Tử” khi các chức năng đó được thấm đẫm tinh thần đức ái. Khi người linh mục rao giảng, các ngài hiền hòa giải thích, động viên, khuyên bảo, sửa dạy với tình thương của người mục tử, bằng những lời đã được các ngài chiêm niệm và thực hành trong cuộc sống rút ra từ Lời Hằng Sống là Tin Mừng. Khi trung thành cử hành Hy Tế Thánh Thể để trao ban tình yêu sự sống cùng với việc sẵn sàng dang tay đón những người tội lỗi hối cải trở về với Chúa qua bí tích Hòa Giải, người linh mục mới thực sự trở nên tấm bánh cho đoàn chiên mình. Nhờ qui hướng về Đức Ái của Chúa Giêsu, người linh mục mới có thể quản trị giáo xứ của mình bằng tình thương và sự công bằng qua việc phục vụ hết mọi thành viên trong cộng đoàn không phân biệt, nhưng ưu tiên những người nghèo và những người bị gạt ra bên lề. Chính đức ái mục tử thúc đẩy linh mục không ngừng tìm hiểu, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của mọi giáo dân, chăm sóc họ như người cha chăm sóc con mình và chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn của đời sống họ. Có thể khẳng định rằng, “linh hồn” của các chức năng của người mục tử chính là đức ái mục tử, để khi thi hành các chức năng này với tâm hồn tông đồ theo gương Vị Mục Tử Nhân Lành, người linh mục mới có thể biết chiên, yêu mến chiên, chăm sóc chiên, bảo vệ chiên và hi sinh tính mạng vì đoàn chiên.
Hiệu quả và ý nghĩa của sứ vụ mục tử tùy thuộc vào mức độ sống đức ái của người linh mục theo gương Chúa Kitô Mục Tử. Khi người linh mục dành ưu tiên trên hết cho tình yêu Chúa và khao khát phục vụ tha nhân vì Chúa, thì đức ái mục tử của Chúa Giêsu sẽ được đổ tràn trên các ngài. Chỉ nhờ đức ái mục tử mà cha Thánh Gioan Maria Vianney đã nhận ra những nhu cầu thiêng liêng cần thiết của giáo dân xứ Ars, và ngài đã dành trọn thời gian và cả cuộc đời mình để dâng Thánh Lễ, ngồi tòa giải tội, cầu nguyện, thăm viếng giáo dân… trong tinh thần khiêm nhường và hi sinh phục vụ.
Và thật thế, trong khi sống và thi hành sứ vụ mục tử, đức ái mục tử phải trở nên nguyên lý nội tại của căn tính người linh mục, và đức ái đó phải vượt trên tất cả để người linh mục làm được tất cả và có được tất cả.
LM. Fx. Cẩm Trường
Post A Comment
No comments :