Đức Phanxicô xác nhận sự tiếp nối lý luận của các Giáo hoàng tại Liên hiệp quốc

Giáo sư Andrea Riccardi, sử gia và nhà sáng lập Hiệp hội Sant’Egidio, trong bài phỏng vấn với Famigliacristiana nói rằng những lời của Đức Phanxicô với Liên hiệp quốc cho thấy mối bận tâm của Giáo hội trong Liên Hiệp Quốc.


Cách đây 50 năm, Đức Phaolô VI đã nói rằng Liên Hiệp Quốc, xét theo cách nào đó, là chị em với Giáo hội. Trong quyết sách mới nhất của tôi, phân tích về bài diễn văn của Đức Giáo hoàng Montini, lời xác nhận của Đức Phaolô VI rất rõ ràng: ‘Trong lĩnh vực chính trị, Liên hiệp quốc phản ánh những gì của Giáo hội làm trong đường thiêng liêng.’ Và ngày hôm trước, Đức Phanxicô đã xác nhận điều này.

Tại sao?

Ngài nói rằng không có Liên Hiệp Quốc, thế giới sẽ tồi tệ, và phi nhân. Rồi ngài chỉ ra một vài ý niệm cụ thể cho Liên hiệp quốc. Và những điều này thực sự vượt ngoài giới hạn các phân tích của Liên Hiệp Quốc.

Là điều gì?

Đăc biệt là ý niệm về công lý thực tiễn, một công lý phải được áp dụng vào 3 vấn đề: đất đai, nhà ở, và công việc. Rồi khi nói đến môi trường, Đức Phanxicô vẫn áp dụng ý niệm về công lý của mình. Và ngài đã khen ngợi Liên hiệp quốc vì việc làm của họ trong lĩnh vực này. Mà đây không phải là một kiểu tư tưởng ‘xanh’ nhưng là một sự thâm sâu hơn, bởi gắn kết môi trường, nhân văn, và người nghèo lại với nhau. Theo tôi, đây là phần sâu sắc nhất trong bài diễn văn của Đức Thánh Cha.

Điểm thứ hai, nhìn nhận chiến tranh không phải theo những cách thông lệ của chúng ta. Vậy thì là gì?

Chính xác. Xác định những gì là chiến tranh. Ngài đã thúc đẩy Liên Hiệp Quốc đương đầu với hiện thực, bởi không có gì khác biệt giữa cuộc chiến băng đảng ở El Salvador, các lực lượng vũ trang đủ loại ở châu Phi, cuộc chiến thuốc phiện, và những xung đột mà chúng ta xem là chiến tranh theo kiểu truyền thống. Đức Giáo hoàng luôn luôn đi tới.


(J.B. Thái Hòa lược dịch từ Famigliacristiana, phanxico.vn 28.09.2015)
Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

No comments :