Tại Sao Người Công Giáo Tôn Kính Thánh Tích?
Tôi đã nghe một số người nói về các truyền thống Công giáo, việc tôn kính thánh tích các thánh là điều tôi biết rõ nhất, and they are maybe even a little creeped out by it. In a way, I get it – có vẻ hơi lạ và “bất ổn” khi có một chút thánh tích của một vị thánh và cho vô mề-đay để đeo. Nhưng thánh tích giữ vai trò quan trọng trong truyền thống Công giáo và kinh nguyện qua các thế kỷ, và nhiều người đã đi hành hương để kính viếng thánh tích. Vậy tại sao chúng ta tôn kính thánh tích? Điều này có ý nghĩa gì, và và điều này ảnh hưởng đời sống cầu nguyện của chúng ta như thế nào?
Công giáo không là một tôn giáo theo khái niệm hoặc cảm xúc, và đó cũng chỉ là một tôn giáo trên trần gian. Đạo kết hợp ngũ quan trong Phụng Vụ – với nến, hương trầm, tràng hạt, âm nhạc, chuông, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể hiện hữu qua hình Bánh và Rượu. Đạo tính đến thực tế của thế giới được tạo dựng, và chống lại tà thuyết ngộ đạo – cho rằng thân xác của chúng ta bị hư nát và chúng ta phải loại bỏ thế giới vật chất để đi vào thế giới tâm linh. Thân xác của chúng ta không chỉ là “vỏ bọc” bề ngoài cho chính chúng ta trú ngụ, mà còn là chính chúng ta. Chúng ta được dựng nên có tinh thần, thân xác và linh hồn, cả ba yếu tố đó kết hợp lại làm nên con người của chúng ta. Đó là những gì chúng ta làm đối với các vấn đề thể lý về mức độ tâm linh.
Không có vị thánh nào minh họa ý tưởng này rõ ràng hơn Thánh nữ Maria Goretti, chịu chết vì phản đối hành vi xâm phạm thân thể. Mới đây, tôi được kính viếng thánh tích của Thánh nữ Maria Goretti trong dịp hành hương với cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót. Tôi rất xúc động với bài giảng của linh mục hôm đó, ngài nhắc tới nhiều phép lạ nhờ lời cầu giúp nguyện thay của Thánh nữ Maria Goretti. Nhiều người đã được chữa lành sau khi chạm thánh tích vào vết thương của mình, điều mà khoa học không thể chứng minh. Thiên Chúa đã dùng thánh tích của thánh nữ làm phương tiện để ban ơn chữa lành.
Thiên Chúa ban ơn chữa lành qua việc dùng một vật nào đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên nhân chữa lành là Thiên Chúa, còn thánh tích chỉ là phương tiện để Ngài tác động. Nói cách khác,thánh tích không làm phép lạ. Thánh tích không có quyền năng nếu tách ra khỏi Thiên Chúa. Bất cứ điều tốt lành nào xảy ra qua thánh tích là chính Thiên Chúa hành động. Thiên Chúa muốn dùng thánh tích của các thánh để chữa lành và làm phép lạ để chúng ta biết rằng Ngài muốn chúng ta chú ý tới các thánh là “những người cầu thay nguyện giúp” (Giáo lý Công giáo, số 828). Điều đó cũng cho chúng ta biết ý Ngài muốn dùng thánh tích để báo trước sự sống lại của nhân loại: Một ngày nào đó, các con cái trrung tín của Thiên Chúa, các chi thể của Nhiệm Thể Đức Kitô, sẽ sống lại với Ngài trong vinh quang, và Ngài vẫn tác động trên thế gian qua thánh tích của các thánh.
Việc tôn kính thánh tích có là điều “bất ổn”? Có thể. Nhưng Công giáo luôn có xu hướng “bất ổn” một chút. Hãy nghĩ về các tu sĩ, họ luôn chào nhau bằng câu: “Memento mori – Hãy nhớ mình phải chết”.
Mỗi khi Tháng Mười Một về, chúng ta tưởng niệm các linh hồn, và thể hiện điều đó bằng cách viếng nghĩa trang. Mỗi khi chúng ta vào nhà thờ, chúng ta nhìn lên Thánh Giá với hình tượng Chúa Giêsu chết thê thảm. Tại sao chúng ta chú ý nhiều tới Thánh Giá? Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Hỡi tử thần, đâu làchiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (1 Cr 15:55). Những điều này có vẻ “bất ổn” theo trần gian nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn mới khi chúng ta nghĩ tới chiến thắng của Chúa Giêsu dành cho chúng ta trên Thiên Đàng. Chúng ta biết rằng có một thế giới khác ngoài thế giới này, thế giới đó đang chờ đợi chúng ta, điều đó giúp chúng ta thêm tin tưởng khi đối diện với cái chết. Chúng ta có thể can đảm giữa những khó khăn và thử thách trên thế gian này. Chúng ta có thánh tích nhắc nhở rằng thế gian này đang qua đi, một thế giới khác đang chờ đợi chúng ta, và những gì chúng ta làm trên thế gian này đều liên quan đời sau.
Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài qua thân xác Thánh nữ Maria Goretti (thân xác không bị hủy hoại sau khi Thánh nữ đã chết nhiều năm), và Ngài tiếp tục mặc khải sự quan tâm chăm sóc của Ngài đối với phàm nhân chúng ta qua các thánh của Ngài. Chúng ta vẫn có thể biết cách Ngài tác động qua công cuộc tạo dựng của Ngài bằng cách chăm sóc thân xác của chúng ta và bằng cách kết hợp ngũ quan của chúng ta trong lời cầu nguyện – có thể bằng việc đến một nhà thờ đẹp để cầu nguyện, thăm viếng một nơi mà có một vị thánh đã đến, dùng Chuỗi Mai Côi, thắp một ngọn nến, đeo ảnh tượng đã được làm phép, hoặc tôn kính thánh tích của một vị thánh.
ERIN CAIN
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
Labels
Nhịp Sống Đạo
Post A Comment
No comments :