Lời cầu nguyện khiêm nhường là bí quyết giúp ta phân định
Báo Công Giáo - Trong thánh lễ sáng Thứ Ba 28 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã tập trung vào cuộc lữ hành trần thế của Giáo Hội trong lịch sử dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Trình bày những suy tư của ngài về việc rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ, Đức Giáo Hoàng chỉ ra sự cần thiết phải có lòng can đảm Tông Đồ. Lòng can đảm ấy là cần thiết đặc biệt ngày hôm nay để tránh cho đời sống Kitô chỉ còn là một “bảo tàng của ký ức”. Đức Thánh Cha nhận xét là có biết bao các Kitô hữu sống vào thời điểm các sự kiện được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ đã ngỡ ngàng khi thấy Phúc Âm được rao giảng cho cả những người không phải là Do Thái, mặc dù, bài đọc trong ngày tường thuật cho chúng ta là ông Barnabas lúc đó đang ở thành Antiôkia đã hạnh phúc dường nào khi thấy điều đó và hiểu ngay sự hoán cải dân ngoại là công việc của Thiên Chúa.
Đừng sợ Thiên Chúa của những bất ngờ
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý cộng đoàn rằng việc rao giảng ơn cứu độ cho tất cả các dân nước thực ra đã được tiên đoán trong chương 60 sách tiên tri Isaia, mặc dù nhiều người đã không hiểu được câu này:
“Họ không hiểu. Họ không hiểu rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả những điều mới mẻ: Chúa đã phán cùng chúng ta ‘Ta làm tất cả mọi thứ nên mới’. Ngài dạy chúng ta rằng Chúa Thánh Thần đã đến vì lý do này, nghĩa là để làm mới mọi sự, và Ngài và tiếp tục công việc canh tân này. Điều này làm cho một số người sợ hãi. Trong lịch sử Giáo Hội, từ thời các Thánh Tông Đồ cho đến nay, bao nhiêu người đã sợ hãi khi đối mặt với những bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Ngài là Thiên Chúa của những sự bất ngờ.”
Bàn về thái độ đúng đắn của chúng ta và cách thức giúp chúng ta phân định những điều mới lạ, xem điều nào xuất phát từ Thiên Chúa, và điều nào không phải từ ngài, Đức Thánh Cha đã lấy trường hợp của hai Tông Đồ Barnabas và Phêrô làm ví dụ. Đức Thánh Cha nói rằng cả hai vị đều đầy tràn Chúa Thánh Thần.
“Nơi cả hai vị, chúng ta ta thấy rằng chính Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta nhìn thấy sự thật: dựa vào chúng ta mà thôi thì đơn giản là không thể; với trí khôn của chúng ta, chúng ta không thể. Chúng ta có thể học toàn bộ lịch sử ơn cứu độ, chúng ta có thể học toàn bộ Thần học, nhưng nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn không thể hiểu được. Chính Chúa làm cho chúng ta nhận biết sự thật; hay - theo lời của Chúa chúng ta - chính Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhận biết ra tiếng nói của Chúa. Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử tốt lành, đã phán ‘Chiên ta thì nghe tiếng ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta.’”
Giáo Hội di chuyển về phía trước với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng “Sự tiến bộ của Giáo Hội là công trình của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài khiến chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa.” Và ngài đặt câu hỏi “Làm sao tôi có thể chắc chắn rằng tiếng tôi đang nghe đây là tiếng nói của Chúa Giêsu, làm sao tôi biết những gì tôi cảm thấy mình phải làm được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần?”. Đức Thánh Cha đáp: “Câu trả lời là bằng cách cầu nguyện”. Ngài giải thích như sau:
“Nếu không có lời cầu nguyện, thì chúng ta không có chỗ cho Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này: ‘Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa để chúng con luôn luôn có thể phân định được những gì chúng con phải làm,’ trước những vẫn đề đa dạng và khác biệt. Thông điệp dọc dài lịch sử Giáo Hội luôn luôn là thế này: Giáo Hội tiến bước, Giáo Hội đi về phía trước với những bất ngờ, với những thay đổi của Chúa Thánh Thần. Chúng ta phải biết phân định, và để phân định thì phải cầu nguyện, chúng ta phải xin ân sủng này. Barnabas được đầy tràn Chúa Thánh Thần và ông nhận ra ngay. Thánh Phêrô đã nhận ra và nói, ‘Nhưng tôi là ai mà phủ nhận Phép Rửa ở đây?’ Chúa Thánh Thần không dẫn dắt chúng ta đến chỗ lầm lạc đâu. Nhưng, thưa cha, làm sao cứ làm mọi sự rối tung lên như thế? Sao không để chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm, là cách mà chúng ta cảm thấy an toàn hơn ...”
Đời sống Kitô hữu không phải là một viện bảo tàng của ký ức
Theo Đức Thánh Cha, não trạng “chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm” bởi vì “đó là cách chúng ta vẫn làm” là một thái độ chết. Ngài khuyến khích các tín hữu, “Hãy chấp nhận rủi ro, với lời cầu nguyện, và sau đó, với sự khiêm tốn để chấp nhận những gì Chúa Thánh Thần đòi hỏi chúng ta phải thay đổi.” Đó mới là con đường.
“Chúa đã nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta ăn thịt Ngài và uống máu Ngài, chúng ta sẽ có sự sống. Bây giờ chúng ta tiếp tục cử hành thánh lễ này, với những lời sau: ‘Lạy Chúa, Chúa là Đấng đang hiện diện ở đây với chúng con trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa là Đấng sẽ ở với chúng con, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa Thánh Thần. Xin cho chúng con ơn đừng sợ với sự vững tin khi Chúa Thánh Thần nói với chúng con hãy bước về phía trước.’ Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin cho có sự can đảm này, sự can đảm tông đồ này để mang lại sức sống cho đời sống Kitô của chúng ta và đừng để đời sống ấy thành một viện bảo tàng của ký ức.”
Đừng sợ Thiên Chúa của những bất ngờ
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý cộng đoàn rằng việc rao giảng ơn cứu độ cho tất cả các dân nước thực ra đã được tiên đoán trong chương 60 sách tiên tri Isaia, mặc dù nhiều người đã không hiểu được câu này:
“Họ không hiểu. Họ không hiểu rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả những điều mới mẻ: Chúa đã phán cùng chúng ta ‘Ta làm tất cả mọi thứ nên mới’. Ngài dạy chúng ta rằng Chúa Thánh Thần đã đến vì lý do này, nghĩa là để làm mới mọi sự, và Ngài và tiếp tục công việc canh tân này. Điều này làm cho một số người sợ hãi. Trong lịch sử Giáo Hội, từ thời các Thánh Tông Đồ cho đến nay, bao nhiêu người đã sợ hãi khi đối mặt với những bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Ngài là Thiên Chúa của những sự bất ngờ.”
Bàn về thái độ đúng đắn của chúng ta và cách thức giúp chúng ta phân định những điều mới lạ, xem điều nào xuất phát từ Thiên Chúa, và điều nào không phải từ ngài, Đức Thánh Cha đã lấy trường hợp của hai Tông Đồ Barnabas và Phêrô làm ví dụ. Đức Thánh Cha nói rằng cả hai vị đều đầy tràn Chúa Thánh Thần.
“Nơi cả hai vị, chúng ta ta thấy rằng chính Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta nhìn thấy sự thật: dựa vào chúng ta mà thôi thì đơn giản là không thể; với trí khôn của chúng ta, chúng ta không thể. Chúng ta có thể học toàn bộ lịch sử ơn cứu độ, chúng ta có thể học toàn bộ Thần học, nhưng nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn không thể hiểu được. Chính Chúa làm cho chúng ta nhận biết sự thật; hay - theo lời của Chúa chúng ta - chính Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhận biết ra tiếng nói của Chúa. Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử tốt lành, đã phán ‘Chiên ta thì nghe tiếng ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta.’”
Giáo Hội di chuyển về phía trước với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng “Sự tiến bộ của Giáo Hội là công trình của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài khiến chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa.” Và ngài đặt câu hỏi “Làm sao tôi có thể chắc chắn rằng tiếng tôi đang nghe đây là tiếng nói của Chúa Giêsu, làm sao tôi biết những gì tôi cảm thấy mình phải làm được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần?”. Đức Thánh Cha đáp: “Câu trả lời là bằng cách cầu nguyện”. Ngài giải thích như sau:
“Nếu không có lời cầu nguyện, thì chúng ta không có chỗ cho Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này: ‘Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa để chúng con luôn luôn có thể phân định được những gì chúng con phải làm,’ trước những vẫn đề đa dạng và khác biệt. Thông điệp dọc dài lịch sử Giáo Hội luôn luôn là thế này: Giáo Hội tiến bước, Giáo Hội đi về phía trước với những bất ngờ, với những thay đổi của Chúa Thánh Thần. Chúng ta phải biết phân định, và để phân định thì phải cầu nguyện, chúng ta phải xin ân sủng này. Barnabas được đầy tràn Chúa Thánh Thần và ông nhận ra ngay. Thánh Phêrô đã nhận ra và nói, ‘Nhưng tôi là ai mà phủ nhận Phép Rửa ở đây?’ Chúa Thánh Thần không dẫn dắt chúng ta đến chỗ lầm lạc đâu. Nhưng, thưa cha, làm sao cứ làm mọi sự rối tung lên như thế? Sao không để chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm, là cách mà chúng ta cảm thấy an toàn hơn ...”
Đời sống Kitô hữu không phải là một viện bảo tàng của ký ức
Theo Đức Thánh Cha, não trạng “chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm” bởi vì “đó là cách chúng ta vẫn làm” là một thái độ chết. Ngài khuyến khích các tín hữu, “Hãy chấp nhận rủi ro, với lời cầu nguyện, và sau đó, với sự khiêm tốn để chấp nhận những gì Chúa Thánh Thần đòi hỏi chúng ta phải thay đổi.” Đó mới là con đường.
“Chúa đã nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta ăn thịt Ngài và uống máu Ngài, chúng ta sẽ có sự sống. Bây giờ chúng ta tiếp tục cử hành thánh lễ này, với những lời sau: ‘Lạy Chúa, Chúa là Đấng đang hiện diện ở đây với chúng con trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa là Đấng sẽ ở với chúng con, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa Thánh Thần. Xin cho chúng con ơn đừng sợ với sự vững tin khi Chúa Thánh Thần nói với chúng con hãy bước về phía trước.’ Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin cho có sự can đảm này, sự can đảm tông đồ này để mang lại sức sống cho đời sống Kitô của chúng ta và đừng để đời sống ấy thành một viện bảo tàng của ký ức.”
Đặng Tự Do
Labels
Tin Tức Vatican
Post A Comment
No comments :