Tranh chấp đất đai nhà thờ biến thành bạo lực tại Bangladesh

Các chức trách một nhà thờ ở miền nam Bangladesh nói rằng 15 Kitô hữu bị thương sau khi bị tấn công khi đang biểu tình ôn hòa chống lại một nỗ lực chiếm đất nhà thờ vào ngày thứ Bảy.
Tranh chấp đất đai nhà thờ biến thành bạo lực tại Bangladesh
 
Shanti Mondol, chủ tịch Nhà thờ thánh Phêrô của Giáo Hội Tin Lành Bangladesh tại thành phố niềm Nam Barishal, nói với ucanews.com rằng khoảng 250 thành viên nhà thờ đang biểu tình phản đối một động thái lấp một ao nước lớn trên đất nhà thờ. Ông cho biết hàng chục thành viên của Hiệp hội Quận Barishal, bị cáo buộc liên kết với các đảng cầm quyền Awami League, tấn công các Kitô hữu đang biểu tình, làm bị thương 15 người biểu tình, trong đó có 10 phụ nữ.
 
Cuộc tấn công bị cáo buộc là cuộc tấn công mới nhất trong cuộc chiến lâu dài về miếng đất này. Các hồ sô đất đai cho thấy tài sản này đã đăng ký thuộc về nhà thờ trong thời gian Anh cai trị năm 1918. Gần đây, các quan chức nhà thờ đấu tranh chống lại nỗ lực xâm lấn ở các tòa án từ năm 2002.
 
“Trong gần 200 năm, ao này là tài sản của nhà thờ, được sử dụng chủ yếu để làm phép rửa cho các thành viên, và chúng tôi đã phải trả thuế cho chính phủ phù hợp. Các luật sư đang sử dụng sức mạnh chính trị của họ để đòi nó cách bất hợp pháp và bắt buộc,” Mondol nói với ucanews.com.
 
“Nếu họ có đạo đức, họ không nên lấp ao vào ban đêm và họ không nên đã công các cuộc biểu tình ôn hòa của chúng tôi,” ông nói thêm.
 
Tuy nhiên, các thành viên Đoàn luật sư khẳng định đất đai là tài sản của chính phủ, thuộc quận Barishal và Tòa án Thẩm phán trong 50 năm qua, và rằng họ có lệnh của tòa án để xây dựng một tòa nhà cho các luật sư bằng cách lấp ao.
 
“Cái ao nằm bên trong các cơ sở của tòa án, được bao quanh bởi một bức tường. Vì vậy, nhà thờ không thể khẳng định nó cho riêng mình,” Anisuddin Ahmed, một thành viên Đoàn luật sư nói. “Không ai trong số các thành viên của chúng tôi tấn công cuộc biểu tình của họ, nhưng họ sử dụng các biểu ngữ tôn giáo để nói xấu luật sư và chiếm giữ tài sản này.”
 
Việc lấp ao hồ mà không có sự cho phép của chính quyền địa phương và bộ môi trường là bất hợp pháp ở Bangladesh. Các quan chức địa phương nói với ucanews.com rằng các luật sư đã không xin phép trước động thái này. “Cho đến nay, tôi biết bộ văn phòng và môi trường của tôi không cho phép lấp đầy ao này. Tôi không chắc liệu tòa án đã cho phép họ làm như vậy hay không”, Phó Ủy viên Shahidul Alam, viên chức chính phủ cấp cao nhất trong huyện Barishal nói.
 
Năm 2002, nhóm nhân quyền và hòa bình cho Bangladesh có trụ sở ở Dhaka đã đệ đơn kiện lên tòa án giữ chiếc ao thế kỷ tuổi này khọi bị lấp.
 
“Kiến ​​nghị này được đệ trình vì lợi ích công cộng khi giữ lại chiếc ao. Trong một báo cáo cho tòa án, chính quyền huyện đã cho thấy chiếc ao “ứ đọng và không sử dụng được’ và sau đó tòa án đã bác bỏ đơn kiện của chúng tôi,” trích lời của Monzil Morshed, một quan chức từ nhóm nhân quyền khi  nói với tờ báo hằng ngày tiếng Bengali, Prothom Alo.
Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

No comments :